- Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo trực tiếp công tác dân vận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực hiện hiệu quả công tác dân vận; nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đối với công tác dân vận; thường xuyên học tập, quán triệt tư tưởng, đạo đức và thực hiện phong cách dân vận trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Quy định trách nhiệm, cơ chế, phương thức thực hiện công tác dân vận trong hệ thống chính trị.
- Các cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đối với công tác dân vận gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, phân công lãnh đạo, cán bộ trực tiếp phụ trách công tác dân vận.
Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị.
Hằng năm, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đánh giá kết quả thực hiện công tác dân vận; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; nghiêm khắc phê bình, kỷ luật những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, có vi phạm trong công tác dân vận.
Trung Huyền